Hệ thống lọc nước siêu tinh khiết RO-DI cho bệnh viện, phòng thí nghiệm
Bạn có biết rằng chất lượng nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ chính xác và tin cậy của các kết quả xét nghiệm y tế? Trong lĩnh vực y tế, việc sử dụng nước không đạt tiêu chuẩn có thể dẫn đến kết quả sai lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Chính vì vậy, việc sử dụng hệ thống lọc nước siêu tinh khiết RO - DI cho phòng thí nghiệm và cơ sở xét nghiệm y tế là điều vô cùng cần thiết.
1. Vai trò và ứng dụng của nước RO - DI trong xét nghiệm
Nước đóng vai trò quan trọng như "nhiên liệu" cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và y tế. Nó được sử dụng trong hầu hết mọi quy trình, từ những thao tác đơn giản như pha loãng dung dịch, rửa dụng cụ thủy tinh, đến những quy trình phức tạp như nuôi cấy tế bào, phân tích máu và giải trình tự gen.
Công nghệ lọc nước RO là công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất, rất phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, được ứng dụng trong các lĩnh vực như lọc nước công nghiệp, lọc nước dân dụng, lọc nước biển...
Trong lĩnh vực y tế, nước được lọc qua hệ thống lọc nước RO để:
- Sản xuất dược phẩm (pha chế thuốc uống, thuốc tiêm).
- Cung cấp nước sạch cho phòng mổ, phòng thí nghiệm, xét nghiệm...
- Rửa vết thương, dụng cụ y tế...
Sự ảnh hưởng của nước không đạt tiêu chuẩn là rất đa dạng và nghiêm trọng:
- Kết quả xét nghiệm không chính xác: Các tạp chất trong nước có thể gây nhiễu loạn các phản ứng hóa học, ảnh hưởng đến độ chính xác của các thiết bị phân tích, dẫn đến kết quả xét nghiệm sai lệch.
- Làm giảm hiệu quả thuốc thử: Nước không đạt tiêu chuẩn có thể chứa các chất gây hại cho thuốc thử, làm giảm hiệu quả của chúng, dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác.
- Làm hỏng thiết bị: Nước không đạt tiêu chuẩn có thể chứa các tạp chất ăn mòn, gây hại cho thiết bị xét nghiệm, dẫn đến hỏng hóc, giảm tuổi thọ.
- Nguy cơ nhiễm khuẩn: Nước không đạt tiêu chuẩn có thể chứa vi khuẩn và nấm mốc, gây nguy cơ nhiễm khuẩn cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
2. Lựa chọn giải pháp lọc RO phù hợp cho phòng thí nghiệm và cơ sở xét nghiệm y tế
-
Công nghệ lọc nước RO hoạt động như thế nào?
RO - Reverse Osmosis là một màng lọc kỹ thuật (còn gọi là màng bán thấm) chỉ cho nước sạch có chọn lọc đi qua bằng cách dùng áp lực của máy bơm đẩy nước qua màng bán thấm, các ion dưới dạng muối khoáng hòa tan bị giữ lại ở phía bên áp lực của màng.
Chất lượng nước tinh khiết yêu cầu phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như kích thước màng, kích thước lỗ màng, nhiệt độ, áp suất vận hành và diện tích bề mặt. Các cấp độ lọc bao gồm lọc tinh loại bỏ các hạt có kích thước từ 1 micromet trở lên, siêu lọc loại bỏ các hạt từ 0,2 micromet còn thẩm thấu ngược loại bỏ các hạt lớn hơn 0,0001 micromet.
Máy bơm đẩy nước trong màng bán thấm có áp suất cao, đối với nước ngọt là 2-17 bar (30-250 psi ), nước lợ là 15,5-26 bar hoặc 1,6-2,6 MPa (225 đến 375 psi) và cho nước biển khoảng 55 đến 81,5 bar hoặc 6-8 MPa (800 đến 1.180 psi).
Trong ngành dược phẩm, chất lượng nước đầu ra thường tương đương với nước cất 1 lần hoặc 2 lần, thỏa mãn tiêu chuẩn theo Dược Điển Việt Nam VI
-
Thiết bị lọc nước RO cho ngành sản xuất vật tư y tế.
Hệ thống lọc nước RO có thể thay đổi, căn cứ vào chất lượng nước cấp (nguồn nước đầu vào) và yêu cầu của chất lượng nước đầu ra, công suất sử dụng và điều kiện thực tế của từng địa điểm lắp đặt.
RO khử khoáng có màng lọc rất tinh, dễ nghẹt và khó rửa. Bởi vậy, nước từ bồn chứa nước nguồn phải trải qua bước tiền xử lý bảo đảm nước cấp đầu vào của hệ RO có tiêu chuẩn QCVN 02-2009/BYT để bảo vệ màng lọc RO.
Quy trình lọc nước của hệ thống thường kết hợp quá trình khử khoáng với công nghệ trao đổi ion và quá trình thẩm thấu ngược.
- Hệ thống lọc cần phải tiến hành đầy đủ các giai đoạn như sau:
- Bước 1 Xử lý tạp chất: Cột lọc thô có tác dụng loại bỏ các tạp chất hữu cơ (sắt, chì, mangan...)
- Bước 2 Loại bỏ đa chất: Cột lọc đa chất có tác dụng xử lý sắt, mangan, asen và một số chất hòa tan khác.
- Bước 3 Loại bỏ chất độc hại: Cột lọc than hoạt tính giúp hấp thụ và loại bỏ các chất độc hại trong nước (thuốc trừ sâu và một số độc tố khác mà các khâu trước chưa xử lý được).
- Bước 4 Làm mềm nước: Thiết bị làm mềm nước giúp loại bỏ các ion canxi mà magie có trong nước, ngăn chặn hiện tượng nghẽn màng lọc RO, bảo vệ màng lọc.
- Bước 5: Sau khi đã trải qua các thiết bị trên, nước được đưa vào bồn trung chuyển có gắn bơm với áp lực cao để cấp nước cho hệ thống lọc RO:
- Bước 6 Màng lọc RO: Màng lọc RO với các lõi lọc với kích thước siêu nhỏ, giúp loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có kích thước 1 micromet, chỉ cho các phân tử nước sạch đi qua. Dòng nước chảy liên tục trên bề mặt màng RO, các tạp chất bị cuốn trôi theo dòng nước thải còn nguồn nước đầu ra của màng RO là nguồn nước siêu tinh khiết.
Việc ứng dụng hai màng lọc RO liên tiếp chỉ nhằm mục đích bảo vệ màng lọc cho nhau chứ không thể nâng cao chất lượng nước. Để đạt được chất lượng nước tốt hơn, độ dẫn điện thấp hơn nữa thì cần phải kết hợp với công nghệ lọc nước khác như EDI và đèn cực tím. Tuy nhiên, giá trị hệ thống tập trung chủ yếu ở hệ RO (chiếm đến 60%) và EDI (40%).
Đơn vị cung cấp hệ thống lọc nước Ro uy tín trên thị trường
Công ty TNHH Môi Trường PIKOM là nhà thầu uy tín trong lĩnh vực lọc nước công nghiệp, chúng tôi đã thiết kế và thi công hệ thống lọc nước RO cho nhiều phòng khám, bệnh viện trên toàn quốc. Kĩ thuật viên của chúng tôi sẽ tính toán và kiểm tra chất lượng nguồn nước trước khi thiết kế, bảo đảm hệ thống vận hành hiệu quả và tiết kiệm kinh tế, hoạt động ổn định và bền bỉ.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về hệ thống lọc nước RO ngành sản xuất vật tư y tế, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline 0916 133 212