Pikom là đơn vị nhập khẩu phân phối chính hãng máy điện giải made in Japan

         
Quản lý nội dung đầu trang
  • https://pikom.vn/Việt Nam
  • https://pikom.vn/English

Hệ thống xử lý nước thải cho phòng khám - thẩm mỹ viện

Thương hiệu: Pikom
Trạng thái: Còn hàng

Nước thải y tế tại các cơ sở bệnh viện, phòng khám thường có mức độ nguy hiểm cao. Nước xả thải y tế tại các phòng khám mang nhiều mầm bệnh, có khả năng lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường. Do đó, các phòng khám cần chú ý đầu tư thiết bị xử lý nước thải y tế đúng cách nhằm đảm vệ môi trường và sức khỏe con người. Tùy vào nhu cầu và quy mô phòng khám sẽ có những thiết bị xử lý phù hợp cho từng công trình.

1. Nước thải phòng khám là gì?

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được quan tâm và nâng cao. Đặc biệt là các vấn đề về sức khỏe hiện nay được chú trọng và ưu tiên hàng đầu. Ngoài các bệnh viện, trung tâm y tế thì ngày nay các phòng khám tư nhân được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Trong quá trình hoạt động các phòng khám sẽ phát sinh một lượng nước thải gọi là nước thải phòng khám.

Không thể phủ nhận sự tiện ích từ các dịch vụ khám chữa bệnh tại các phòng khám, nhưng nó cũng tồn tại những bất cập trong việc xử lý nước thải y tế phòng khám, bởi phân lớn các phòng khám thường không đáp ứng được các tiêu chí chất lượng nguồn nước thải trước khi thải ra môi trường xung quanh.

2. Nguồn gốc nước thải phòng khám?

Nước thải phòng khám được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong quá trình vận hành và được chia thành 2 nguồn chính như sau:

  • Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các hoạt động vệ sinh của các nhân viên, bác sĩ tại các phòng sinh hoạt của phòng khám. Các hoạt động giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh,…
  • Nước thải y tế: là nước thải từ các hoạt động chữa bệnh, phẫu thuật, xét nghiệm. Dịch, máu, bệnh phẩm, đặc biệt là một phần hóa chất vô trùng, gột rửa, thuốc điều trị, kháng sinh, các nguyên tố phóng xạ dùng trong điều trị và phòng chụp X – quang cũng đi vào nước thải trong quá trình tẩy rửa dụng cụ.

3. Đặc điểm của nước thải phòng khám

Nước thải phòng khám có các thành phần hóa chất rất độc hại với môi trường, đặc biệt là BOD, COD, TSS, Sunfua, Amoni, Nitrate, Photphat, …:

  • Các loại chất rắn lơ lửng xuất hiện trong nước thải (TSS).
  • Các vi khuẩn, vi trùng mang mầm bệnh nguy hiểm như Salmonella, liên cầu, tụ cầu, virus tiêu hóa, bại liệt, …
  • Các mẫu bệnh phẩm sinh có trong mủ, máu, đờm, dịch, phân người bệnh, …
  • Các hóa chất độc hại khác trong cơ thể bệnh nhân và phế phẩm dùng để điều trị bệnh, chất phóng xạ.

4. Tại sao cần phải xử lý nước thải phòng khám?

Nước thải phòng khám là loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh. Bên cạnh đó, trong nước thải có nhiều hóa chất, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Các nguồn nước thải trên khá nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh các mầm bệnh khá lớn và tốc độ lây nhiễm cao. Nếu tiếp xúc loại nước thải y tế này trong thời gian dài sẽ dễ mắc phải những bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, bệnh đường tiêu hóa, suy giảm chức năng thận, …

Mặt khác, lượng nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đúng kỹ thuật nếu bị thải ra thì môi trường nước sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Môi trường đất sau đó cũng phải chịu tác động không nhỏ vì nếu lượng nước thải y tế này ngấm vào đất sẽ làm đất đai bị ô nhiễm do sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất gây độc hại, … dẫn đến việc tái sử dụng đất gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, nguồn nước thải từ các phòng khám nên được xử lý kịp thời và triệt để, để bảo vệ nguồn nước, môi trường sống và sức khỏe của người dân. Đặc biệt là các phòng khám vừa và nhỏ vì đây là các đơn vị này thường không quan tâm chú trọng đến vấn đề xử lý nước thải.

Hiện nay, theo quy định xử lý nước thải y tế của nhà nước thì nước thải cơ sở y tế phải được xử lý và đảm bảo việc khử trùng hiệu quả trước khi thải ra môi trường sống. Bên cạnh đó, nước thải bệnh viện, phòng khám phải được loại bỏ triệt để các chất như nồng độ pH, BOD5, COD, tổng hàm lượng chất rắn, Nitrate, Phospho, Coliform, Amoni, chất phóng xạ, … phải được cân bằng và xử lý đạt hiệu quả cao.

Các bệnh viện, phòng khám bắt buộc phải thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT thì mới được đưa vào quá trình hoạt động và vận hành chính thức. Trường hợp bệnh viện, phòng khám không hoặc chưa được lắp đặt hệ thống xử lý nước thải thì sẽ không được cấp chứng chỉ hoạt động của Bộ Y Tế.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định yêu cầu chung về quản lý nước thải như sau:

  • Nước thải phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
  • Nước thải được khuyến khích tái sử dụng khi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và mục đích sử dụng nước.
  • Nước thải có chứa thông số môi trường nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
  • Việc xả nước thải sau xử lý ra môi trường phải được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận.

Căn cứ tại điểm b khoản 5 Điều 15 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định các cơ sở khám chữa bệnh không lắp đặt hệ thống xử lý nước thải thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (mức phạt này giảm một nửa trong trường hợp cá nhân vi phạm).

5. Đề xuất thiết bị xử lý nước thải phòng khám vừa và nhỏ

Hiện nay có nhiều phương pháp được ứng dụng xử lý nước thải phòng khám như sau:

  • Xử lý nước thải phòng khám bằng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt.
  • Xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính ủ trong bể hiếu khí.
  • Xử lý nước thải phòng khám theo nguyên tắc AAO.
  • Xử lý nước thải y tế theo nguyên tắc hiếu khí – thiếu khí trong các công trình hợp khối.
  • Xử lý nước thải bằng nguyên tắc AO.
  • Xử lý nước thải bằng bãi lọc trồng cây (với dòng chảy ngang, dòng chảy đứng) kết hợp với bể lọc yếm khí.
  • Dùng hồ sinh học ổn định để xử lý nước thải.

Mỗi phương pháp xử lý đều có những ưu và nhược nhất định. Tùy vào nhu cầu và quy mô phòng khám sẽ có những phương pháp thiết kế hệ thống xử lý phù hợp. Giới thiệu đến quý doanh nghiệp, chủ đầu tư một thiết bị xử lý nước thải dành cho các phòng khám có quy mô vừa và nhỏ.

Thiết bị xử lý mà công ty chúng tôi cung cấp cho các phòng khám vừa và nhỏ hoạt động theo nguyên tắc ứng dụng công nghệ xử lý sinh học thiếu khí kết hợp hiếu khí trong các công trình hợp khối nhằm nâng cao khả năng xử lý của hệ thống.

5.1 Thuyết minh về thiết bị xử lý nước thải phòng khám vừa và nhỏ

Nước thải phát sinh từ tất cả các nguồn trong phòng khám sẽ được thu gom thông qua hệ thống ống dẫn về hố thu gom. Nước thải sau đó được bơm vào ngăn điều hòa bằng một bơm nước đặt chìm hoạt động tự động thông qua phao báo mức (nước đầy tự động bơm, nước cạn tự động ngắt) trong hố thu gom.

Lưu lượng nước thải từ hoạt động của phòng khám phát sinh không ổn định phụ thuộc vào thời điểm và lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Do đó phải có ngăn điều hòa nước thải để điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải sao cho ổn định trước khi bơm vào ngăn xử lý sinh học hiếu khí có màng MBR.

Tại ngăn điều hòa nước thải sẽ được bố trí một bơm hoạt động tự động được điều chỉnh lưu lượng thích hợp sao cho lưu lượng nước vào ngăn sinh học ổn định theo đúng công suất xử lý thiết kế.

Sau quá trình điều hòa, nước thải được bơm vào ngăn xử lý MBR. Thiết bị sinh học xử lý MBR áp dụng kỹ thuật bùn hoạt tính và đồng thời kết hợp với màng lọc vi sinh. Trong ngăn xử lý sinh học hiếu khí có các vi sinh vật hoạt động để phân hủy các hợp chất hữu cơ (BOD, COD) có trong nước thải phòng khám.

Oxy được cung cấp liên tục và phân tác cho vi sinh hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Chúng phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành những hợp chất vô cơ đơn giản.

Khi đạt đủ thời gian xử lý thích hợp (thời gian lưu nước HRT) thì nước sạch được tách ra bằng cách hút thông qua màng MBR với kích thước lỗ màng 0,1 µm, đảm bảo phần cặn bẩn, bùn, vi sinh vật gây bệnh sẽ được giữ lại trong bể sinh học. Nước đầu ra sau khi được xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT cột B.

Bùn thải từ toàn bộ thiết bị được lưu giữ ở ngăn chứa bùn. Tại ngăn chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ. Sau thời gian, bùn sẽ chuyển cho đơn vị có chức năng thu gom và xử lý định kỳ theo đúng quy định của pháp luật.

5.2 Ưu điểm của thiết bị xử lý nước thải phòng khám vừa và nhỏ

 

Để đáp ứng được nhu cầu của các phòng khám với tiêu chí đơn giản, tiết kiệm diện tích và chi phí, công suất vừa và nhỏ. PIKOM nhận thiết kế và lắp đặt các Module xử lý nước thải cho các phòng khám vừa và nhỏ với công suất phù hợp cho từng công trình với các ưu điểm vượt trội như:

  • Xử lý nước thải có mức ô nhiễm cao.
  • Thi công lắp đặt nhanh, kết cấu gọn, cơ động, có thể phối hợp với các bể xử lý sẵn có.
  • Chiếm ít diện tích, có thể lắp đặt chìm hoặc nổi, có thể di chuyển khi cần.
  • Áp dụng công nghệ màng lọc sinh học MBR mới nhất hiện nay với ưu điểm không cần các công trình tiền xử lý như lắng lọc phía sau giúp tiết kiệm diện tích xây dựng.
  • Không phát sinh mùi hôi vì hệ thống rất kín.
  • Thiết bị hoạt động tự động không tốn nhiều nhân công vận hành.
  • Chi phí vận hành thấp.
  • Vật liệu bằng Composite hoặc inox 304 nên có độ bền cao.
0916 133 212